Những khác biệt điển hình trong giáo dục trẻ em ở Nhật Bản

Những khác biệt điển hình trong giáo dục trẻ em ở Nhật Bản

Thay vì bao bọc, bảo vệ tuyệt đối, giáo dục Nhật Bản hướng tới việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường sống sớm nhất có thể, đối mặt với những khó khăn theo độ tuổi cũng như học tính tự lập ngay từ khi còn rất nhỏ.

Xem thêm: Trải nghiệm dành cho lứa tuổi mầm non: Top 3 hoạt động tuyệt vời nhất

Trẻ học cách đối mặt với khó khăn ngay từ khi còn nhỏ

Tại Nhật Bản, trẻ được rèn luyện để đối mặt với những khó khăn và tự cách em sẽ đưa ra cách giải quyết. Ví dụ, bé sẽ được bố mẹ giao nhiệm vụ đi mua đồ ăn rồi mang về nhà mà không có sự giúp đỡ của bất kỳ ai hay phải tự xử lý những việc cá nhân của bản thân rồi báo cho bố mẹ biết kết quả.

Những khác biệt điển hình trong giáo dục trẻ em ở Nhật Bản

Tại Nhật Bản, trẻ cũng được rèn luyện để đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt, thử thách từ thiên nhiên cũng như ngoại cảnh. Trẻ được học để xử lý khi có động đất, bão lũ. Trẻ mặc ít quần áo để đối mặt với giá lạnh hay phải đi bộ trong điều kiện thời tiết nắng nóng…

Những khác biệt điển hình trong giáo dục trẻ em ở Nhật Bản

Trẻ được tự do khám phá mọi thứ xung quanh

Tại Nhật Bản, trẻ em được khuyến khích “nghịch bẩn”. Việc lấm bẩn khi khám phá thế giới xung quanh hoàn toàn không có vấn đề gì quá nghiêm trọng. Trái lại người Nhật tin rằng, đây là cách tốt nhất để con được kết nối với thế giới, môi trường sống. Nghịch bẩn đôi khi cũng giúp con khỏe mạnh hơn rất nhiều so với việc ngăn cấm và chỉ cho con chơi ở phòng kín.

Những khác biệt điển hình trong giáo dục trẻ em ở Nhật Bản

Bởi vậy gần như 100% trường học tại Nhật Bản, sân chơi của trẻ em luôn được để nền đất, cát thay vì đổ bê tông. Các giờ học ngoài thiên nhiên cũng thường xuyên được tổ chức. Bên cạnh đó, hệ thống công viên, vườn hoa cũng được bố trí khắp nơi để các con có được môi trường sống xanh, gần gũi nhất.

Những khác biệt điển hình trong giáo dục trẻ em ở Nhật Bản

Trẻ học kỹ năng làm việc nhóm, sống trong môi trường tập thể

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã được giáo dục rất kỹ về khái niệm “tập thể”. Trong quan niệm của người Nhật, tập thể tức là những tương đồng trong một môi trường sinh hoạt nhất định. Đó có thể là đồng phục, hộp ăn trưa, giày dép, cặp sách…

Khi đã sống trong một cộng đồng, các em được học cách làm việc cùng nhau, cùng nhau cổ vũ khuyến khích và không một ai có tư tưởng cá nhân. Ví dụ ở những lớp mầm non, những thói quen như cùng nhau lau sàn nhà, lau cửa kính, ăn xong nhớ lau bàn ăn được thực hiện mỗi ngày đến lớp. Các thói quen này dựa trên nguyên tắc: tôi là thành viên của tập thể và tôi nghĩ cho tập thể.

Người Nhật không thích chứng tỏ bản thân qua việc thể hiện mình khác biệt so với người khác. Thay vào đó họ luôn khiêm tốn: “Mọi người đều giống nhau, mọi người đều tốt nhất.”

Trẻ không ngại thất bại

Tại Nhật Bản, có một câu ngạn ngữ quen thuộc với ý nghĩa cuộc sống luôn đi kèm với khó khăn, chỉ khi bạn làm việc chăm chỉ, bạn mới thực sự trưởng thành luôn được nhắc đi nhắc lại. Bởi vậy ở các trường học của Nhật, trẻ được dạy kỹ năng lao động từ rất sớm. Đơn cử có thể kể đến như một trường tiểu học ở Hokkaido, học sinh lớp 3 cần phải học các kỹ năng lao động chân tay từ xa xưa như mang nước, nhóm lửa, xay sữa.

Thông qua các hoạt động lao động thực tế, các thầy cô giáo sẽ dạy cho trẻ biết thế nào là thất bại, sự khiêm tốn và hợp tác.

Những khác biệt điển hình trong giáo dục trẻ em ở Nhật Bản

Các bà mẹ thường nhắc nhở con: tài nguyên Nhật Bản rất khan hiếm, mọi thứ phải dựa vào nỗ lực của bản thân. Thất bại có thể dạy cho con những kỹ năng thực sự và con có thể dựa vào chính mình, không sợ thử thách trong tương lai.

Giáo dục giới tính từ rất sớm cho học sinh tại Nhật Bản

Thay vì né tránh hay chờ các con lớn, việc giáo dục giới tính cho trẻ em Nhật Bản được thực hiện ngay từ khi còn rất nhỏ. Trước khi tốt nghiệp mẫu giáo, các bé đã biết con trai không thể tắm với con gái và tất nhiên con gái không thể vào phòng tắm với bố.

Những khác biệt điển hình trong giáo dục trẻ em ở Nhật Bản

Bên cạnh việc giáo dục sớm, các bài giảng trong lớp giáo dục giới tính còn rất chi tiết, không hời hợi. Ở các lớp học giới tính, tuỳ theo từng bài giảng, giáo viên sẽ dùng cả sách cũng như giáo cụ trực quan để giải thích các đặc điểm sinh lý, cơ quan sinh sản… cho các em. Thầy cô giáo cũng truyền đạt cho trẻ các nguyên tắc nam nữ và cảm xúc đặc biệt của tuổi thiếu niên, phổ biến kiến thức tâm sinh lý.

Nguồn: Detrang Farm tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *