Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học không phải là việc làm một sớm một chiều mà ngược lại, nó đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng bài bản. Mặc dù vậy, đây lại là việc làm cần thiết nếu ba mẹ muốn con học tập, phát triển tốt hơn.
Để có được phương pháp đúng đắn, khoa học, cha mẹ đừng bỏ qua những phương pháp giúp rèn luyện tư duy sáng tạo dưới đây.
Phương pháp rèn luyện tư duy chiến lược
Tư duy chiến lược sẽ giúp bé có những bước đi, định hướng đúng đắn trong công việc và học tập. Để có thể làm được điều này, cha mẹ có thể bắt đầu với những hoạt động đơn giản như để bé suy nghĩ cách giải quyết 1 việc, tự giải một bài tập hay trình bày cách làm một công việc mà bố mẹ giao cho…
Khi bé đã có được tư duy chiến lược, bé có thể kiểm soát tổng hợp những việc mình đã làm, đồng thời hoạch định kế hoạch cho tương lai. Với trẻ tiểu học, bố mẹ hãy cùng bé bắt đầu với những mốc mục tiêu đơn giản như làm hết việc nhà, làm hết bài tập, đạt học sinh giỏi ở cuối kỳ, xếp thứ hạng cao trong các kỳ thi,… Từ những việc nhỏ này, khi lớn lên, các em sẽ biết xác định những mục tiêu cao hơn như nghề nghiệp, công việc, nhu cầu…
>>>Xem thêm: Kỹ năng sống cho trẻ lên 5: Tổng hợp những kỹ năng trẻ nên biết
Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện
Tư duy phản biện không có nghĩa là “cãi” lại hay luôn luôn phản đối. Tư duy phản biện sẽ giúp bé có được cái nhìn bao quát nhất về một vấn đề để xem cách giải quyết, xử lý đó có thực sự phù hợp. Tư duy phản biện sẽ luôn bắt đầu từ câu hỏi “tại sao?”.
Để cùng con rèn luyện tư duy phản biện, phụ huynh thay vì bắt các con răm rắp nghe lời, hay để các con phân tích, bày tỏ mong muốn. Việc tạo cơ hội giúp trẻ nói lên suy nghĩ của mình cũng là một cách để ba mẹ hiểu con cái hơn, từ đó điều chỉnh hành vị, thái độ cho phù hợp.
Tuy nhiên trong quá trình trao đổi với con, bố mẹ cũng cần quan sát, tập trung để có thể hướng dẫn, đồng hành cũng như đối diện với các vấn đề một cách khách quan, toàn diện, bình tĩnh nhất. Dần dần, thông qua mỗi hoạt động nhỏ hằng ngày, bé sẽ học hỏi thêm được nhiều thứ, có óc quan sát tốt hơn cũng như có khả năng phân tích vấn đề theo nhiều chiều hơn.
Để trẻ tự giải quyết vấn đề của mình
Cha mẹ cần xác định rất rõ là sẽ không thể hỗ trợ giải quyết vấn đề của con trên suốt chặng hành trình. Vì vậy, hãy để trẻ tự giải quyết vấn đề của chính trẻ trong mọi tình huống có thể. Việc này có thể bắt đầu từ những hoạt động nhỏ như:
- Hướng dẫn và để các con tự làm các công việc đơn giản mỗi ngày như vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, dọn dẹp đồ chơi, phụ giúp cha mẹ việc nhà đơn giản…
- Không quá bao bọc con, không cấm các tiếp xúc với môi trường ngoài gia đình, không hạn chế không gian hay các hoạt động vui chơi của trẻ.
- Tạo điều kiện cho con được tiếp xúc với nhiều tình huống trong cuộc sống, luôn luôn giải thích, hướng dẫn, để trẻ có quyền lựa chọn những gì thuộc về bản thân và tự đưa ra quyết định trong những công việc đơn giản.
Rèn luyện cho bé cách tư duy tổng quát
Tư duy tổng quát sẽ giúp con không bị bỏ sót bất kỳ vấn đề nào trong học tập, rèn luyện. Sau này khi lớn lên, tư duy tổng quát sẽ giúp con giải quyết công việc nhanh hơn, dễ dàng hơn, hạn chế những biến cố xảy ra trong cuộc sống. Để rèn luyện tư duy tổng quát cho trẻ, cha mẹ có thể cùng con bắt đầu với những hoạt động đơn giản như:
- Cùng con lên kế hoạch làm việc nhà
- Cho con không gian riêng tư để con có thể thoả sức làm những gì con muốn và chịu trách nhiệm với những việc làm đó.
Tạo ra các tình huống thú vị để con suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết.
Trên đây là một vài gợi ý để phụ huynh có thể giúp các bé rèn luyện tư duy sáng tạo theo các phương pháp khoa học. Vẫn còn rất nhiều những phương pháp khác mà phụ huynh có thể tham khảo. Tuỳ theo từng lứa tuổi cũng như môi trường phát triển, phụ huynh có thể cân nhắc và lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất để thực hiện đối với các bé của gia đình.
Nguồn: Detrang Farm tổng hợp